Mất răng quan trọng hay không?
- Người viết: Trần Lê Nguyên Khoa lúc
- bài viết mới
- - 0 Bình luận
Răng không chỉ tạo nên vẻ đẹp mà còn ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của chúng ta. Vì thế, nếu bộ nhai có vấn đề, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề.
- Tác hại của việc mất răng gây ra
- Ảnh hưởng đến ăn uống hằng ngày: nếu bị mất răng, lực nhai giảm sút nên không thể nghiền nhỏ viên thức ăn, dẫn đến việc hạn chế hấp thu chất dinh dưỡng ở dạ dày và ruột.
- Xương hàm bị thoái hóa (tiêu xương hàm), lão hóa sớm: Xương hàm có tác dụng nâng đỡ toàn bộ cấu trúc khuôn mặt. Khi bị tiêu do mất răng, hai má hóp vào, da mặt bị chảy xệ, vùng da xung quanh miệng xuất hiện nếp nhăn làm cho khuôn mặt trông già đi rất nhiều so với tuổi thật.
- Ảnh hưởng đến các răng còn lại:các răng kế sẽ bị xô lệch, làm thu hẹp khoảng mất răng, từ đó hàm răng thưa dần và có thể làm giảm chức năng nhai.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp:răng bị mất sẽ làm cho chúng ta cảm thấy không còn tự tin về tính thẩm mỹ trong giao tiếp cuộc sống hằng ngày.
- Ảnh hưởng đến phát âm: phát âm thay đổi, nói ngọng…
- Nguyên nhân trực tiếp gây viêm xoang, viêm mũi: do các bệnh nhiễm trùng ở răng miệng.
- Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị mất đi 1 chiếc răng vĩnh viễn.
- Sâu răng
Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hòa Kỳ (ADA), các nguyên nhân chính gây ra sâu răng là do sử dụng các l thực phẩm như kẹo cứng, nước đá, cà phê, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, bia, rượu.
Răng bị sâu sẽ khiến bị có tình trạng đau đớn, sưng nướu cũng như xảy ra trường hợp bị sốt gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì thế, khi biết răng bị sâu, các bác sĩ nha khoa thường sẽ khuyên bạn nên nhổ ngay để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Tai nạn
Một vài tai nạn va chạm ở vùng miệng sẽ khiến bạn không tránh khỏi việc nứt răng hay mất cả 1 chiếc răng.
- Giảm tiết nước bọt
Nguyên nhân là do tuổi tác ngày càng cao, bệnh nhân dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.
- Thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai
Việc mang thai sẽ làm cơ thể người mẹ thay đổi hormone và nó có ảnh hưởng đến việc làm cho sức đề kháng của nướu răng bị giảm khi chống lại các vi khuẩn trong miệng.
- Cách khắc phục:
Cấy ghép răng implant
- Độ bền: từ 20-25 năm.
- Cấy ghép răng Implant là thực hiện cấy một trụ răng nhân tạo vào xương hàm và gắn một chiếc răng giả lên trên đó. Cấy ghép răng implantthích hợp cho việc cấy ghép cả răng cửa và răng hàm. Trụ răng nhân tạo vững chắc giúp việc nhai thức ăn cứng được thực hiện dễ dàng.
- Cấy ghép răng implant không làm ảnh hưởng đến các chân răng và nướu răng xung quanh.
Cầu răng sứ
- Độ bền từ 10-15 năm.
- Phương pháp cầu răng sứ là việc áp dụng mài 2 chiếc răng bên cạnh để làm cùi răng. Sau đó nha sĩ sẽ lắp răng giả vào cho bạn nhờ có 2 cùi răng 2 bên làm trụ.
- Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là 2 răng làm trị do bị mài nên mất đi men răng và 1 phần mô răng, sức đề kháng của 2 chiếc răng này sẽ có khuynh hướng giảm xuống dưới tác động của lực nhai thức ăn.
Sử dụng răng giả
- Độ bền: từ 5-7 năm.
- Sử dụng răng giả hàm nhựa được xem phương pháp truyền thống từ xưa đến nay. Răng giả dễ dàng tháo lắp vì thế việc vệ sinh răng giả cũng trở nên thuận tiện hơn.
- Tuy nhiên sử dụng răng giả hàm nhựa một thời gian sẽ khiến nó bị nong rộng và bị lỏng lẻo dần.
Răng giả tháo lắp chỉ là giải pháp tạm thời khi bị mất răng để tránh những hậu quả do mất răng gây nên. Bạn nên nhanh chóng chọn phương pháp cầu răng sứ hay cấy ghép răng Implant để thay thế răng giả tháo lắp ngay khi có thể và càng sớm càng tốt bạn nhé.
Làm lại chiếc răng bị mất vĩnh viễn là cách bạn mang lại sự thẩm mỹ cho gương mặt của mình. Bên cạnh đó cũng là phương pháp giúp bạn nhai thức ăn tốt hơn và biến cuộc sống của mình trở nên khỏe mạnh hơn.
Viết bình luận