Tìm hiểu về kem chống nắng


Mối liên hệ giữa kem chống nắng và da lão hóa


Quá trình lão hóa diễn ra cả bên trong lẫn bên ngoài. Sự lão hóa bên trong là do gen của mỗi người quy định, nó sẽ xuất hiện theo thời gian, là điều không thể tránh khỏi và nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Sự lão hóa bên ngoài là do những yếu tố như việc hút thuốc lá, ô nhiễm, thiếu chất dinh dưỡng, việc chăm sóc da không đúng cách, sử dụng sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp và tiếp xúc với ánh nắng mà không được che chắn − là điều có thể thay đổi được.



Trong những yếu tố trên, yếu tố gây lão hóa phổ biến nhất là tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, vì thế bắt buộc bạn phải sử dụng kem chống nắng hằng ngày và biến nó thành một thói quen không thể thiếu trong cuộc sống của bạn.

Hãy cùng tìm hiểu một số tác hại mà tia UV gây ra để từ đó nâng cao tinh thần tự giác sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da của mình hơn.

Trước tiên hãy cùng tìm hiểu trong ánh nắng mặt trời hằng ngày có chứa những loại tia nào gây hại cho làn da của bạn.


Tia UVA và UVB 


Trong một ngày mùa hè điển hình, UVA chiếm khoáng 96.5% của tia UV đến Trái đất, chỉ còn khoảng 3.5% còn lại là UVB. Khi so sánh với tất cả các loại ánh sáng đến bề mặt trái đất, UVA chỉ chiếm 9.5%. Trong khi UVA là ưu thế trong bức xạ UV thì sự phơi nhiễm với tia UVB là nguyên nhân lớn nhất gây ung thư tế bào vảy.

UVB có bước sóng ngắn hơn sẽ làm da bị sạm đen, cháy nắng – những dấu hiệu này có thể nhìn thấy ngay chỉ sau một buổi phơi mình ngoài nắng. Loại tia này mạnh nhất từ 10h sáng tới 4h chiều.

UVA có bước sóng dài hơn gây ra tổn thương thầm lặng và không nhìn thấy ngay lập tức nhưng lại lâu dài và khó chữa trị: nám, tàn nhang, vết nhăn… Tia UVA mạnh cả ngày, cho dù là có trước 10h sáng hay sau 4h chiều, không như UVB.


Tác hại của tia UV 




 Phơi nắng thúc đẩy quá trình lão hóa vì tia UV sẽ:

+ Phá hủy collagen (yếu tố cấu trúc chống đỡ, đàn hồi của da)

+ Phá hủy elastin (yếu tố giúp da đàn hồi).

+ Làm giảm axit Hyaluronic (yếu tố giữ nƣớc, làm da căng đầy)

+ Phá hủy AND của tế bào, có thể gây biến đổi, hư hại tế bào da dẫn đến ung thư da

+ Phân hủy các enzyme cần thiết cho sự tổng hợp các thành phần quan trọng của tế bào

Một thực tế đáng buồn là khi cấu trúc da của bạn đã bị phá hủy thì việc giúp nó trở lại như cũ sẽ vô cùng khó khăn. Vì thế ngay từ bây giờ, bảo vệ da của bạn là một điều tất yếu đừng để sau này phải hối tiếc.

Vậy kem chống nắng là gì?


Đầu tiên, kem chống nắng được nghiên cứu để chống lại ban đỏ và cháy nắng bằng cách ngăn chặn UVB, và một ít UVA. UVA dẫn đến giảm miễn dịch tại chỗ và đóng vai trò trong sự phát triển của ung thư tế bào hắc tố. Do đó, kem chống nắng chống cả UVA và UVB đã được sử dụng.



Kem chống nắng được chia thành 2 loại



KEM CHỐNG NẮNG VẬT LÝ

Kem chống nắng vật lý được biết đến là kem chống nắng tán xa hoặc phản xạ bức xạ UV và gần như không liên quan đến các phản ứng dị ứng. Loại kem chống nắng này ngăn chặn phạm vi ánh sáng rộng nhất bao gồm UV, khả kiến và hồng ngoại, và nó được khuyến cáo sử dụng đặc biệt khi phơi nắng mạnh.

Nhược điểm của các công thức cũ khiến mọi người khó chịu là cần phải bôi một lớp dày, dễ trôi dưới ánh sáng mặt trời, bẩn quần áo và có thể gây nhân mụn. Ngoài ra còn làm trắng bệch da mặt. Vì nó nằm trên bề mặt da chứ không được hấp thụ hệ thống nên ít gây kích ứng. Các sản phẩm kem chống nắng vật lý khuyên được dùng cho da nhạy cảm.

Thành phần titan oxit và kẽm oxit là thành phần chính trong kem chống nắng vật lý tuy nhiên chúng không thể thay thế cho nhau, vì:

- Titan oxide hiệu quả làm suy yếu UVB và UVA2 (UVA có bước sóng ngắn)

- Kẽm oxide thì hiệu quả làm suy yếu UVA1 (UVA có bước sóng dài) nhiều hơn

Đối với các công thức thế hệ mới, các hạt microfine ZnO giảm hiện tượng tán xạ từ đó giảm hiện tượng mờ đục, trắng bệch trên da.

TiO2 là có chỉ số chiết xuất ánh sáng cao hơn so với ZnO nên nó trắng hơn và khó kết hợp với các thành phần trong suốt hơn

Một vấn đề đối với các oxit kim loại là phản ứng ánh sáng, chúng có thể tạo ra các gốc tự do ở bề mặt khi có chiếu xạ. Nói chung TiO2 có khả năng chống nắng cao hơn ZnO2 tuy nhiên nó cũng đã được chứng minh là gây tổn thương DNA ở trong một thí nghiệm invitro. Tuy nhiên để ảnh hưởng lên da, các hạt này phải đi qua lớp sừng tuy nhiên các hạt ZnO và TiO2 microfine vẫn có kích thước quá lớn để có thể đi xuyên qua lớp sừng do đó chúng sẽ không gây ra được các phản ứng sinh học.


KEM CHỐNG NẮNG HOÁ HỌC

Kem chống nắng hoá học thường được kết hợp với kem chống nắng vật lý hoặc với một loại khác để tăng SPF của sản phẩm và có thể sử dụng trong suốt thời gian tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên, chúng có một số nhược điểm. Kem chống nắng hoá học hấp thụ bức xạ UV. Bức xạ được hấp thu sau đó phải được chuyển thành hoặc là nhiệt hoặc ánh sáng, hoặc là sử dụng trong các phản ứng hoá học. Điều này có thể sinh ra các gốc tự do ROS hoặc các sản phẩm ảnh sáng có thể tấn công các chất hoá học khác trong cấu trúc da. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, bức xạ chỉ được phát lại một lần nữa như là một sóng dài và không dẫn đến hình thành các gốc tự do.

Chất chống nắng hoá học bao gồm các hoá chất hữu cơ tổng hợp có thể được dán nhãn rộng rãi là chất hấp thụ UVB hoặc UVA. Chúng không màu, không mùi thường là các tác nhân chống lại bức xạ UV xâm nhập qua lớp biểu bì bằng cách hoạt động như các bộ lọc, chúng hấp thụ và phản xạ bức xạ UV.

Nhiều kem chống nắng hoá học được báo cáo là nguyên nhân gây ra dị ứng và phản ứng dị ứng ánh sáng.

Một nhược điểm khác của kem chống nắng hoá học là một số chúng không ổn định khi tiếp xúc với bức xạ UV.

Ví dụ: Một sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong 15 phút đã được báo cáo là phá huỷ 36% avobenzone. Hơn nữa, khi avobenzone bị phá huỷ, một số tác nhân chống nắng hữu cơ khác cũng bị phá huỷ. Một vài kem chống nắng hoá học là bị hấp thu toàn thân và mức độ đã được chứng minh trong nước tiểu của những người sử dụng sản phẩm. Đó là lý do, kem chống nắng hoá học không được sử dụng ở trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi.

Chất lọc đươc sử dụng nhiều nhất trong kem chống nắng hoá học là avobenzone, tuy nhiên tính không ổn định của avobenzone ngày càng tăng lên. Để giảm sự không ổn định này có thể dùng dạng ổn định hơn của avobenzone hoặc kết hợp nó với Tinosob.


Chỉ số SPF và PA là gì?


SPF  (SUN PROTECT FACTOR)



SPF thể hiện khả năng trì hoãn ban đỏ do ánh sáng mặt trời gây ra của kem chống nắng, đỏ là là dấu hiệu tổn thương dễ nhìn thấy chủ yếu gây ra bởi bức xạ UVB. SPF được xác định về mặt kỹ thuật là mức độ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời với liều tối thiểu đủ để gây ra hồng ban được chia ra bằng số lượng của năng lượng cần có để gây ra một hồng ban tương tự trên da không được bảo vệ. Về lý thuyết, một người xài kem chống nắng SPF 10 trên một làn da không được che chắn thì có thể ở lâu dưới ánh nắng mặt trời gấp 10 lần mà không xuất hiện đỏ da.

Số lượng kem chống nắng trên một đơn vị da đủ để có thể đo SPF ở người theo chuẩn quốc tế là 2mg/cm2 da. Ở một người trưởng thành, số lượng kem chống nắng cần cho cả cơ thể khoảng 30ml để đạt được độ dày đó. Các lotion chống nắng cho mặt xu hướng có khoảng 0.8g trên mỗi lần dùng. Do đó, người sử dụng cần dùng khoảng 1.5 lần số lương kem chống nắng bình thường mà họ thường dùng để có thể đạt được SPF trên nhãn. Thực tế, một nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng hầu hết mọi người đều đạt được SPF trung bình từ 20-50% so với SPF trên nhãn sản phẩm. Một nguyên tắc sử dụng để bảo vệ da phổ biến nhất mọi người đều dành cho kem chống nắng là 1/3 của SPF. Vì vậy khi thoa một kem chống nắng SPF 15 với độ dày áp dụng điển hình cho mặt thì bảo vệ được khoảng 5 lần chứ không phải 15 lần. Trong khi vẫn tư vấn cho bệnh nhân sử dụng lượng kem chống nắng thích hợp thì nên lựa chọn thêm loại kem chống nắng có SPF cao nhất mà bệnh nhân có thể chịu được.

 Trong quá khứ, hệ thống SPF được đánh giá dự trên sự tiếp xúc với UVB (280-315nm). Cái mà chịu trách nhiệm cho sự đỏ da nhìn thấy ngay lập tức sau khi tiếp xúc với UVB. Một điều quan trọng cần nhớ liên quan đến UVA là tác hại nhìn thấy sau đó, vì vậy, sự tiếp xúc với UVA và liều lượng sẽ không được tính toán trong các SPF hiện tại. Bức xạ UVA chịu trách nhiệm cho các đốm nâu có thể nhìn thấy sau khi tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Bởi bì các tổn thương của UVA, nên đã có nghiên cứu mới của UVA trong chỉ số chống nắng.

FDA 



Hệ thống đánh giá của FDA dựa trên khả nắng chống lại tia UVA theo cách tính 4 sao trong các sản phẩm kem chống nắng OTC (không kê đơn)
-1 sao: bảo vệ thấp
-2 sao: bảo vệ trung bình
-3 sao: bảo vệ cao
-4 sao: bảo vệ cao nhất.


Tác dụng phụ của kem chống nắng


Đối với kem chống nắng hoá học thì nó không gây ra các vấn đề hệ thống nhưng nó liên quan đến các vấn đề như viêm da tiếp xúc kích ứng hoặc dị ứng cũng như các phản ứng nhiễm độc da do ánh sáng hoặc phản ứng dị ứng ánh sáng. Trên thực tế, kem chống nắng là nguyên nhân gây ra viêm da tiếp xúc dị ứng  hàng đầu ở Mỹ, các chất này có thể gây ra kết quả trên ngay cả khi không có tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. PABA, benzophenol, cinnamate và methoxydibenzoylmethan là những thành phần phổ biến nhất trong kcn hoá học có liên quan đến kích thích gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Tuy nhiên cũng lưu ý là các thành phần phụ gia như chất tạo mùi, chất bảo quản cũng có khả năng gây ra các phản ứng dị ứng.


Tá dược và cách lựa chọn


- Dạng lotion: Da bình thường, da nhờn thì phù hợp với dang lotion hơn bởi vi lotion có độ nhớt thấp, dễ dàn trải và ít nhờn hơn. Da hỗn hợp cũng thích hợp với dang lotion nhưng da khô thì có xu hướng phù hợp với dạng creams.
- Dạng gel: phù hợp chon nam và người có da nhờn. nên chọn loại gel có gốc nước
- Dạng xịt: phù hợp cho những vùng da rộng lớn
- Dạng thỏi: Hiệu quả trong việc bảo vệ các khu vực có diện tích nhỏ như môi, mắt, mũi, tai…


Sử dụng kem chống nắng thế nào cho đúng?



1. Thử độ phản ứng của kem chống nắng
Để thử độ phản ứng, bạn nên thoa một ít kem lên vùng da mỏng như mặt trong cổ tay hay vùng da dưới cánh tay, sau 24 giờ nếu không có dấu hiệu lạ mới sử dụng.

2. Vệ sinh da sạch sẽ trước khi dùng
Bước này sẽ giúp bạn loại bỏ bụi bám, chất nhờn trên da, cho da bạn thông thoáng và dễ dàng thẩm thấu khi bôi kem lên. Đừng chủ quan với bước vệ sinh da này, vì đây là bước quan trọng không để vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.

3. Dùng một lượng vừa đủ
Vì khi bạn thoa quá nhiều làm bít lỗ chân lông, dễ gây mụn, tăng kích thước lỗ chân lông và khiến da nhanh lão hóa. Cùng đừng nên tiết kiệm thoa một lớp quá mỏng hay không thoa những vùng như cổ, lưng, vai...

4. Dùng kem chống nắng đúng thời điểm
Cần thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ 20-30 phút.

5. Cần thoa lại khi ra nắng lâu
Dù cho bạn có sử dụng loại kem chống nắng tốt nhất, nhưng nên thoa lại sau 2-3 giờ, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao, ngoài trời hay bơi lội. Nếu bạn ở môi trường văn phòng, thì thời gian thoa lại có thể lâu hơn.

6. Kết hợp kem chống nắng và các cách bảo vệ khác
Kem chống nắng không có công dụng giúp bạn tránh say nắng hay bỏng rát, để có thể bảo vệ sức khỏe và làn da tốt nhất, bạn nên bảo vệ làn da của mình bằng cách sử dụng kem chống nắng và kết hợp một số biện pháp như: che chắn cẩn thận bằng quần áo dày, uống nhiều nước để phát huy hiệu quả của kem, hạn chế ra nắng từ 10-15 giờ…

Lựa chọn kem chống nắng 

Ngày nay nhiều thương hiệu mỹ phẩm tung ra thị trường với rất nhiều loại kem chống nắng với chỉ số SPF khác nhau cũng như dạng lỏng hay đặc khác nhau cho người dùng dễ dàng lựa chọn.

JANSSEN COSMETICS cũng mang đến cho bạn sản phẩm chống nắng SUN SHIELD SPF 50 sử dụng cho mặt và body. Đặc biệt loại kem chống nắng này thích hợp cho mọi loại da, đặc biệt cho da dễ bị kích ứng với ánh nắng mặt trời.


 

Để tìm hiểu thêm về sản phẩm, bạn hãy click vào tên sản phẩm hoặc cần tư vấn có thể liện hệ:

Tư vấn: 0942 080 080

Địa chỉ:

- 90-92 đường D1 khu dân cư Him Lam, phường Tân Hưng, quận 7.

- A06 Trần Lê, Đà Lạt.


← Bài trước
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên